Máy lọc không khí tốt nhất & rẻ nhất thị trường

Giao hàng
Trên phạm vi toàn quốc

0914.25.6886
Bảo hành chính hãng

Thanh toán
Khi nhận hàng toàn quốc

Lắp đặt
Miễn phí tại toàn quốc

Công nghệ Inverter là gì? Ứng dụng của công nghệ Inverter vào thiết bị



Công nghệ Inverter, còn gọi là công nghệ biến tần, là công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay trong việc kiểm soát công suất hoạt động của thiết bị, tránh hao phí năng lượng.

Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Công Nghệ Inverter dựa trên việc kiểm soát từng tần số dạo động theo thiết kế riêng của board mạch bên trong

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Inventer

Công nghệ Inverter có thể hoạt động được cả nguồn điện xoay chiều lẫn 1 chiều. Hiện nay, dòng điện được sử dụng đều là dòng điện xoay chiều

Trước tiên, dòng điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 phá sẽ được chỉnh lưu thành nguồn 1 chiều nhờ bộ chỉnh lưu cầu Diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.

Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

Hiểu rõ hơn về công nghệ biến tần:

Các mạch cơ bản bao gồm một dao động, mạch điều khiển chính, mạch điều khiển cho các thiết bị nguồn, các bộ phận chuyển mạch và một máy biến áp.

Việc chuyển đổi điện áp một chiều sang điện xoay chiều được thực hiện bằng cách chuyển năng lượng lưu trữ trong nguồn một chiều như pin, hoặc từ đầu ra của bộ chỉnh lưu sang điện áp xoay chiều. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị chuyển mạch liên tục bật và tắt đột ngột và sau đó tăng điện áp lên bằng cách sử dụng các biến áp. 

Điện áp một chiều được bật và tắt của MOSFET hoặc cấu trúc bán dẫn điện p-n-p và kích dẫn xung điện của máy biến áp. Nguyên lý này chúng tôi đã từng chia sẻ trong bài viết IGBT là gì? Cấu tạo, cách đo và kiểm tra IGBT trong bếp từ trước đó.

Sự khác nhau ở cấu trúc này là tạo ra điện áp xoay chiều ở cuộn dây thứ cấp. Máy biến áp cũng hoạt động như một bộ khuếch đại, làm tăng điện áp ở một tỷ lệ được xác định. Trong hầu hết các trường hợp, điện áp ra được nâng lên từ  120 Volts hoặc 240 Volts trong điện áp xoay chiều.

Các thiết bị cần nguồn điện một chiều nhưng phải lấy điện từ các ổ cắm điện cần thêm một thiết bị gọi là bộ chỉnh lưu , thường được xây dựng từ các linh kiện điện tử gọi là điốt , để chuyển đổi từ xoay chiều sang dòng điện một chiều.

Dạng sóng đầu ra biến tần

Biến tần được phân loại theo dạng sóng đầu ra với ba dạng sóng phổ biến là sóng vuông, sóng hình Sin ổn định và sóng hình sin biến đổi.

Sóng vuông mang đến chất lượng điện năng thấp so với 2 loại sóng còn lại. Sóng vuông cung cấp chất lượng nguồn điện khá tốt, phù hợp với hầu hết các thiết bị điện tử. 

Công nghệ Inverter có thực sự tiết kiệm điện không?

Thông thường, các thiết bị điện tử gia dụng sẽ hoạt động ở một mức năng lượng nhất định. Khi đạt được mức năng lượng đó, thiết bị sẽ vào trạng thái “ngưng”, tức là sẽ không tăng thêm được công suất lên nữa. Đến khi mức năng lượng giảm xuống, thiết bị sẽ tiếp tục cần nạp lại năng lượng để đạt đến mức năng lượng tối thiểu.

Việc cung cấp năng lượng ngắt quãng, cũng có nghĩa là điện năng cung cấp ngắt quãng. Chính điều này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hao phí điện, đặc biệt là những thiết bị có công suất hoạt động lớn như máy giặt hay điều hòa

Để giải quyết vấn đề này, Công nghệ Inverter ra đời để thay thế biến áp và tụ điện thông thường. Bộ biến tần Inventer sẽ cung cấp năng lượng đều đặn ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo thiết bị hoạt động ở công suất tối đa

Vì vậy, bạn hoàn toàn thế thể yên tâm về khả năng tiết kiệm điện của công nghệ Inverter.

Một thiết bị được lắp bộ biến tần Inverter sẽ tiết kiệm khoảng 30 – 60% điện năng tiêu thụ so với thiết bị Non-Inverter

Ứng dụng của Công nghệ Inverter biến tần trên các thiết bị:

- Điều hòa: Công nghệ Inverter sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn khi thiết bị hoạt động. Bên cạnh đó, bạn còn tiết kiệm được một khoảng tiền điện kha khá hàng tháng (Nếu sử dụng trên 8 giờ/ngày, mức tiêu thụ điện chỉ bằng 1/2 so với điều hòa non-inverter).

- Tủ lạnh: Ngăn đông, ngăn đựng rau quả sẽ được công nghệ này kiểm soát. Nhờ cung cấp năng lượng đều đặn, rau quả được bảo quản lâu hơn

- Máy lọc không khí: Không khí trong phòng sẽ luôn được lọc sạch sẽ và đều đặn nhờ được cung cấp nguồn năng lượng ổn định

- Máy giặt Inverter: Công nghệ này sẽ giúp máy hoạt động êm hơn, tiết kiệm nước nhiều hơn, gây gây hư hao quần áo khi giặt. Máy giặt áp dụng công nghệ Inverter là máy giặt điều khiển động cơ bằng vi xử lý được nhà sản xuất lập trình và tích hợp bên trong bộ phận điều khiển của máy giặt, có thể linh động điều chỉnh vòng quay của động cơ tùy theo điều kiện để đưa vào lồng giặt các hoạt động phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả giặt tẩy, tiết kiệm việc sử dụng điện nước.

Ngoài ra, một số đồ gia dụng khác cũng sử dụng công nghệ này như lò vi sóng, nồi cơm điện, bếp điện,…


Tags: